Biến chứng tán sỏi niệu quản ngược dòng bằng Laser

Những biến chứng tán sỏi niệu quản ngược dòng bằng Laser Holmium

Nội soi niệu quản tán sỏi niệu quản ngược dòng bằng Laser Holmium  là phương pháp phẫu thuật lấy sỏi, xâm lấn tối thiểu và nó còn là phương pháp được chọn lựa duy nhất cho bệnh nhân có sỏi và đang điều trị thuốc kháng đông , nhưng nó cũng cũng có những rủi ro tiềm ẩn các biến chứng  này Bác sĩ phẩu thuật sẽ giải thích cho  bênh nhân và người nhà biết  trước khi phẩu thuật.

Như với bất kỳ cuộc phẫu thuật lớn nào, các biến chứng, mặc dù rất hiếm, cũng có thể xảy ra, Trong nội soi niệu quản tán sỏi laser cũng vậy . Những rủi ro và biến chứng tiềm ẩn trong lúc thực hiện phẩu thuật từ nhẹ đến nặng có 5 trường hợp:

1-Đau khi đặt stent JJ : Khoảng 50% bệnh nhân nội soi niệu quản và đặt stent sẽ bị đau và đây là nguy cơ bệnh nhân hay phàn nàn phổ biến nhất sau khi nội soi niệu quản. Stent là một ống nhựa mềm có kích thước 26-30 cm tuỳ chiều cao của người bệnh người châu á thường đặt 26cm ) cho phép thận dẫn lưu nước tiểu đến bàng quang bất kể phù nề hay tắc nghẽn. Stent không chỉ có thể "cọ xát" vào bên trong bàng quang, gây ra cảm giác cần đi tiểu / bàng quang hoạt động quá mức, mà còn có thể trào ngược nước tiểu từ bàng quang đến thận trong quá trình đi tiểu - gây ra các triệu chứng nóng, cảm giác ngứa ran đến đau dữ dội ở hạ sườn thường được xử trí đăth thông tiểu và giảm đau bằng thuốc 

2-Các mảnh sỏi:  Sỏi tồn đọng trong thận hoặc niệu quản có thể xuất hiện tới 40% sau khi nội soi niệu quản phẩu thuật tán sỏi laser, nó tùy thuộc vào kích thước và vị trí sỏi ban đầu khi quyết định tán là sỏi lớn hay nhỏ ( trung bình nên tán sỏi thận ≤ 20mm , sỏi niệu quản ≤ 10cm) . Những mảnh sỏi còn lại sau khi tán sẽ được nhìn thấy và xác định trên hình ảnh khi chụp phim X quang  sau phẩu thuật . Nếu sỏi ≤ 3mm sỏi sẻ tự ra khi rút stent JJ ( 1-2 tuần )

3-Tổn thương niệu quản: Tổn thương niệu quản là biến chứng  thường gặp nhất khi nội soi niệu quản. Nguy cơ thủng được báo cáo dao động rất nhiều, tùy thuộc vào việc nó mới chỉ là một vết rách tương tự như loét trên bề mặt niêm mạc niệu quản (5%) , đến thủng chưa hoàn toàn đến lớp cơ cơ niệu quản  (1,6%) hoặc thủng hoàn toàn niệu quản thấy toàn bộ mỡ ngoài niệu quản (0,1-0,7% )

Gần như 100% trong số này sẽ lành lại khi đặt stent JJ kéo dài bất kể đoạn niệu quản nào trong khoảng từ 2 đến 4 tuần.

Nếu một lỗ thủng lớn xảy ra, bác sĩ tiết niệu có thể chọn dừng thủ thuật đặt stent JJ lưu và quay lại tán vào một ngày khác khi niệu quản đã có thời gian lành lại. Nếu không thể đặt một stent sau khi thủng, một ống được gọi là stent J ( mono J) sẽ được đặt qua da lưng để vào thận ( mở thận ra da bằng mono J ) để chuyển lưu nước tiểu trực tiếp ta ngoài

4-Đứt niệu quản:  do niệu quản có mô sẹo không đưa máy qua được nhưng vẫn cố làm vì thiếu kinh nghiệm, niệu quản có thể đứt rời , thường thì đoạn đứt sát niệu quản nội thành có thể chuyển mổ hở nối hoặc cắm vào bàng quang đoạn này có máu nuôi tốt và cố gắng dẫn lưu không để nhiễm trùng , Nặng hơn có thể mở thận ra da , tương lai có khi phải cắt thận do nhiễm trùng ,đây là một trong những  biến chứng kinh khủng và đáng sợ nhất của nội soi niệu quản. 

Muốn tránh được biến chứng này bác sĩ phải có một cảm xúc tốt ở đôi tay , ngưng lại và đổi máy soi niệu quản nhỏ hơn để khảo sát và đặt tạm JJ cho lần phẩu thuật sau      

5-Tiểu máu và nhiễm trùng:  Chảy máu và nhiễm trùng  có thể xảy ra sau nội soi niệu quản khoảng 5% trường hợp, nhưng hầu hết các trường hợp này đều được điều tri tích cực với kháng sinh phổ rộng


Các Dịch vụ khác

© Copyrights 2024 BSDoHoangDung.com All Rights Reserved.